BỘ CÂU HỎI TÌNH HUỐNG VÀ GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VÀ ĐƯỜNG SẮT THEO QUY ĐỊNH TẠI NGHỊ ĐỊNH SỐ 100/2019/NĐ-CP

SỞ TƯ PHÁP – CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ

 

Tổng số: 50 Tình huống

 

Câu 1. Chị L muốn biết Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có quy định xử phạt đối với người điều khiển các loại máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô, các loại xe tương tự xe mô tô, xe máy điện, các loại xe tương tự xe gắn máy, xe máy điện. Xin hãy làm rõ những loại phương tiện này để phân biệt trên thực tế?

Trả lời: 

Theo quy định khoản 1 Điều 3 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

a) Máy kéo là loại xe gồm phần đầu máy tự di chuyển, được lái bằng càng hoặc vô lăng và rơ moóc được kéo theo (có thể tháo rời với phần đầu kéo);

b) Các loại xe tương tự xe ô tô là loại phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ có từ hai trục, bốn bánh xe trở lên, có phần động cơ và thùng hàng (nếu có) lắp trên cùng một xát xi (kể cả loại xe 4 bánh chạy bằng năng lượng điện);

c) Các loại xe tương tự xe mô tô là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh, có dung tích làm việc của động cơ từ 50 cm3 trở lên, có vận tốc thiết kế lớn nhất lớn hơn 50 km/h, có khối lượng bản thân không lớn hơn 400 kg;

d) Xe máy điện là xe gắn máy được dẫn động bằng động cơ điện có công suất lớn nhất không lớn hơn 4 kW, có vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h;

đ) Các loại xe tương tự xe gắn máy là phương tiện giao thông đường bộ chạy bằng động cơ, có hai bánh hoặc ba bánh và vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 50 km/h, trừ các xe quy định tại điểm e khoản này;

e) Xe đạp máy là xe thô sơ hai bánh có lắp động cơ, vận tốc thiết kế lớn nhất không lớn hơn 25 km/h và khi tắt máy thì đạp xe đi được (kể cả xe đạp điện).

Câu 2. Anh B huyện X muốn biết khi tôi lái xe ô tô đi trên đường mà không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường thì bị XPVP như thế nào?

Trả lời: 

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ một số hành vi bị xử phạt theo quy định khác.

Câu 3. Anh Đ điều khiển xe ô tô tham gia giao thông mà khi chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ thì có bị xử phạt không? Nếu có mức xử phạt là bao nhiêu?

Trả lời:

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô mà chuyển hướng không nhường đường cho: Các xe đi ngược chiều; người đi bộ, xe lăn của người khuyết tật đang qua đường tại nơi không có vạch kẻ đường cho người đi bộ bị xử phạt từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Câu 4. Chị T điều khiển xe ô tô khi tham gia giao thông chị đã dừng xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết. Hành vi của chị có bị xử phạt không? Nếu có mức phạt là bao nhiêu?

Trả lời:

 Hành vi của chị đã vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và bị xử phạt theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm:

Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

Câu 5. Anh N lái xe taxi, anh xin hỏi nếu chở nhiều người ngồi trên buồng lái thì bị phạt tiền bao nhiêu?

Trả lời:

Với hành vi này sẽ bị xử phạt theo điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

c) Chở người trên buồng lái quá số lượng quy định”

So với Nghị định số 46/2016/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi này từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng, Nghị định mới đã tăng mức phạt lên đến 600.000 đồng.

Câu 6. Anh T muốn biết đối với các xe không phải xe ưu tiên mà người lái xe ô tô bấm còi, rú ga liên tục, sử  dụng đèn chiếu xa trong khu dân cư bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Hành vi trên bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

b) Bấm còi, rú ga liên tục; bấm còi hơi, sử dụng đèn chiếu xa trong đô thị, khu đông dân cư, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định”.

Trước ngày 01/01/2020, theo Nghị định 46/2016/NĐ-CP hành vi này bị xử phạt với mức từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng. Như vậy, mức phạt mới đã tăng so với trước.

Câu 7. Chị H ngồi trên xe ô tô không thắt dây an toàn khi xe đang chạy có bị xử phạt vi phạm không? Nếu bị phạt thì chị bị xử phạt với mức phạt là bao nhiêu?

Trả lời:

Hành vi này của chị vi phạm quy tắc giao thông đường bộ và bị xử phạt theo quy định tại điểm p, điểm q khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

“3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

p) Không thắt dây an toàn khi điều khiển xe chạy trên đường;

q) Chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy;”

Câu 8. Chị T muốn hỏi có nhiều người vẫn có thói quen dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang lái xe ô tô, xe máy thì hành vi này bị xử phạt như thế nào theo quy định?

Trả lời:

Hành vi này bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

a) Dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;

Câu 9. Anh B lái xe không đủ điều kiện để thu phí tự động không dừng đi mà chị chạy vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức tự động không dừng tại các trạm thu phí, hành vi này có bị xử phạt không? Nếu có mức phạt là bao nhiêu?

Trả lời:

Hành vi bạn hỏi bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe không đủ điều kiện để thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng đi vào làn đường dành riêng thu phí theo hình thức điện tử tự động không dừng tại các trạm thu phí;

Đây là một hành vi mới được quy định bổ sung trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP, các nghị định cũ chưa quy định đối với hành vi này.

Câu 10. Chị H muốn biết khi người tham gia giao thông có hành vi lái xe ô tô, gắn máy vượt đèn đỏ, đèn vàng hay không chấp hành hiệu lệnh của CSGT bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Hành vi bạn hỏi sẽ bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông;

b) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

Mức phạt này đã tăng so với quy định cũ tại Nghị định số 46/2016/NĐ-CP (từ 1.200.000 đồng đến 2.000.000 đồng).

Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định người thực hiện hành vi này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Câu 11. Anh K lái xe ô tô chạy quá tốc độ thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Tùy theo mức độ vượt quá tốc độ quy định, hành vi này của anh bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 3, điểm i khoản 5, điểm a khoản 6, hay điểm c khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

Mức phạt  này đã tăng so với quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP (từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng).

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.

Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định người thực hiện hành vi này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng theo điểm b khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;

Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định người thực hiện hành vi này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng theo điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Mức phạt này tăng so với quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP (phạt tiền từ 5- 6 triệu đồng và tước bằng từ 1 đến 3 tháng)

7. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h.

Ngoài việc bị phạt tiền theo quy định người thực hiện hành vi này còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng theo điểm c khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Mức phạt này tăng so với quy định tại Nghị định 46/2016/NĐ-CP (từ 7 triệu đến 8 triệu đồng)

Như vậy có 4 khung hình phạt đối với hành vi chạy quá tốc độ với mức phạt tối đa lên đến 12.000.000 đồng.

Câu 12. Anh B muốn biết mức phạt tiền đối với hành vi lái xe ô tô sau khi uống rượu khi tham gia giao thông, vậy mức phạt cụ thể như thế nào?

Trả lời:

Tùy thuộc vào mức độ của  nồng độ cồn trong máu, khí thở mà hành vi bạn hỏi bị xử phạt theo các quy định tại: điểm c khoản 6, điểm c khoản 8, điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

6. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. (Mức phạt cũ: 2- 3 triệu, tước giấy phép lái xe từ 2-4 tháng nếu gây tai nạn giao thông)

Ngoài việc bị phạt tiền người thực hiện hành vi này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng theo quy định tại điểm e khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

8. Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. (Mức phạt cũ: 7 - 8 triệu, tước giấy phép lái xe từ 3-5 tháng).

Ngoài việc bị phạt tiền người thực hiện hành vi này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng theo quy định tại điểm g khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

10. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; (Mức phạt cũ từ 16 -18 triệu, tước GPLX từ 4 – 6 tháng)

Ngoài việc bị phạt tiền người thực hiện hành vi này còn bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng theo quy định tại điểm h khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Trong thời gian tới, khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn sẽ bị xử phạt theo quy định.

Câu 13.  Chị N thấy nhiều người đi xe máy trên đường không xi nhan khi chuyển làn, hành vi này có bị xử phạt không? Vậy mức xử phạt các hành vi này quy định như thế nào?

Trả lời:

Hành vi chị hỏi bị xử phạt theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

i) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;

Mức phạt này theo quy định mới đã tăng so với quy định cũ tại NĐ 46/2016/NĐ-CP (từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng)

Câu 14. Anh Đ đi xe máy trên đường không báo hiệu khi rẽ trái, rẽ phải thì anh bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Hành vi bạn hỏi bị xử phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 6 NĐ 100/2019/NĐ-CP, cụ thể:

3. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ (trừ trường hợp điều khiển xe đi theo hướng cong của đoạn đường bộ ở nơi đường không giao nhau cùng mức);

Câu 15. Chị V đi xe máy trên đường chở theo 2 người lớn thì bị xử phạt bao nhiêu?

Trả lời:

Hành vi trên bị xử phạt theo quy định tại điểm l khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

l) Chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Như vậy trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi pham pháp luật thì người đi xe máy chở theo 2 người bị phạt từ 200.000 đến 300.000 đồng.

Câu 16. Chị H thấy nhiều bạn trẻ vừa đi xe máy vừa đeo tai nghe, xin hỏi hành vi này bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: 

Hành vi trên bị xử phạt theo quy định tại điểm h khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ_CP:

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

h) Người đang điều khiển xe sử dụng ô (dù), điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính.

Câu 17. Anh K đi xe máy vượt đèn đỏ, đèn vàng thì anh bị xử phạt như thế nào? Mức xử phạt là bao nhiêu?

Trả lời:

Hành vi bạn hỏi bị xử phạt theo quy định tại điểm e khoản 4 Điêu 6 NĐ 100/2019/NĐ-CP:

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

e) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông

Mức phạt đối với hành vi này cao hơn so với quy định cũ tại NĐ 46/2016/NĐ-CP từ 300.000 đến 400.000 đồng.

Câu 18. Chị X muốn biết nếu chị đi xe máy thường không mang theo giấy đăng ký xe (cà vẹt), giấy phép lái xe khi đi đường vì sợ mất, khi bị lực lượng CSGT kiểm tra thì chị có vi phạm và bị xử phạt hay không?

Trả lời:

Hành vi của bạn bị xử phạt theo quy định tại điểm b, điểm c khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới:

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

c) Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này (Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia).

Mức phạt đối với hành vi này đã tăng nhiều so với quy định cũ tại NĐ 46/2016/NĐ-CP từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng

Câu 19. Chị H hỏi là con chị là thanh niên mới 17 tuổi đi xe máy thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:  

Hành vi nêu trên có thể bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 tháng.

 Câu 20. Chị L khi đi xe máy ra đường mà không có bảo hiểm mà bị Cảnh sát giao thông bắt thì bị phạt bao nhiêu?

Trả lời:

Hành vi chị hỏi bị xử phạt theo điểm a khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP: Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi vi phạm sau đây:

a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;

Câu 21.  Anh V hỏi theo quy định hành vi đi xe máy không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Hành vi bạn hỏi bị xử phạt theo quy định tại điểm i, điểm k khoản 2 Điều 6 NĐ 100/2019/NĐ-CP: Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

i) Không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ;

k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;

Câu 22. Chị Đ đi xe máy trên đường mà dừng đỗ xe không đúng nơi quy định thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Hành vi bạn hỏi bị xử phạt theo quy định tại điểm a, điểm đ, điểm h khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

đ) Dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông; tụ tập từ 03 xe trở lên ở lòng đường, trong hầm đường bộ; đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;

h) Dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường; dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi để phương tiện giao thông đường bộ, thiết bị, vật liệu, hàng hóa vi phạm khổ giới hạn tiếp giáp kiến trúc đường sắt, Để vật chướng ngại lên đường sắt làm cản trở giao thông đường sắt.

Câu 23. Anh Q đi dự tiệc nhà người bạn, hành vi đi xe máy sau khi uống rượu bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Tùy theo mức độ của nồng độ cồn trong máu, hơi thở, hành vi này bị phạt theo các quy định tại điểm c khoản 6, điểm c khoản 7, điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ với các mức phạt tương ứng như sau:

6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở. ( NĐ 46/2016 không phạt đối với hành vi này)

Ngoài ra theo điểm đ khoản 10 Điều 6 người thực hiện hành vi này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng;

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở. ( NĐ 46 phạt từ 1-2 triệu đồng)

Ngoài ra theo điểm e khoản 10 Điều 6 người thực hiện hành vi này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng.

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở; (NĐ 46 phạt từ 3 -4 triệu đồng).

Ngoài ra theo điểm g khoản 10 Điều 6 người thực hiện hành vi này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

Câu 24. Anh T đi xe máy chạy quá tốc độ cho phép thì anh T bị xử phạt như thế nào theo quy định?

Trả lời:

Hành vi này bị xử phạt theo mức độ vượt quá tốc độ cho phép theo quy định tại điểm c khoản 2, điểm a khoản 4, điểm a khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ với các mức phạt tương ứng như sau:

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h; (Ngoài ra điểm c khoản 10 Điều 6 người thực hiện hành vi này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng)

Câu 25. Chị Đ thấy nhiều người đi xe máy trên đường không nhường đường cho xe cứu thương, xin hỏi hành vi này bị xử phạt thế nào?

Trả lời:

Hành vi bạn hỏi bị xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ với các mức phạt tương ứng như sau:

4. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm sau đây:

đ) Không nhường đường hoặc gây cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ.

Câu 26. Anh A muốn biết hành vi đi xe máy mà buông cả hai tay, đi lạng lách, đánh võng hay đi xe trên một bánh thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Những hành vi anh hỏi bị xử phạt theo quy định tại điểm a, b, c khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ với các mức phạt tương ứng như sau

8. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;

b) Điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị;

c) Điều khiển xe chạy bằng một bánh đối với xe hai bánh, chạy bằng hai bánh đối với xe ba bánh;

Ngoài ra theo điểm c khoản 10 Điều 6, người thực hiện hành vi này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

Câu 27. Trong trường hợp học sinh đi xe đạp điện trên đường thường vượt đèn đỏ, dừng xe đột ngột, chuyển hướng mà không có báo hiệu trước, anh T muốn hỏi hành vi này có bị xử phạt không?

Trả lời: 

Hành vi chị hỏi bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 1 và điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước; (NĐ 46/2016 xử phạt đối với hành vi này từ 50.000 đến 60.000 đồng)

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông. (từ 60.000 đến 80.000 đồng).

Câu 28. Chồng chị P muốn biết là sau khi uống rượu mà chồng chị đi xe đạp lưu thông trên đường thì có bị xử phạt vi phạm không?

Trả lời:

Hành vi chị hỏi bị xử phạt tùy thuộc vào mức độ nồng độ cồn trong máu, hơi thở theo các quy định: điểm q khoản 1, điểm e khoản 3, điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

q) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

Câu 29. Chị B hỏi người đi bộ tham gia giao thông bị xử phạt trong trường hợp nào?

Trả lời:

Người đi bộ tham gia giao thông bị xử phạt trong các trường hợp quy định tại Điều 9 Nghị định 100/2019/NĐ-CP xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ:

1. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm trên đường cao tốc.

c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông;

d) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

đ) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người đi bộ đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.

Câu 30: Bà T muốnhỏi theo Nghị định 100 quy định đối với người đi xe đạp có hành vi vi phạm khi tham gia giao thông, vậy những hành vi vi phạm mới đó là gì, mức phạt bao nhiêu?

Trả lời:

Nghị định 100/2019/NĐ-CP có nhiều quy định mới với người đi xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác. Có thể kể đến

1. Những quy định xử phạt người đi xe đạp uống rượu, bia:

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây: Điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở;

2. Một số quy định mới khác:

- Phạt từ 200.000 - 300.000 đồng nếu điều khiển xe không có hệ thống hãm hoặc có nhưng không có tác dụng (điểm a khoản 2 Điều 18); trước đây không có quy định.

-  Phạt từ 80.000 - 100.000 đồng nếu không đi về bên phải theo chiều đi của mình, không đi đúng phần đường quy định (điểm a khoản 1 Điều 8); trước đây chỉ bị phạt 50.000 - 60.000 đồng.

- Phạt từ 100.000 - 200.000 đồng nếu không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của cảnh sát giao thông (điểm b khoản 2 Điều 8); trước đây chỉ bị phạt 80.000 - 100.000 đồng;

- Phạt từ 100.000 - 200.000 đồng nếu vượt đèn đỏ (điểm đ khoản 2 Điều 8); trước đây chỉ bị phạt 60.000 - 80.000 đồng…

Với một loại xe thô sơ khác là xích lô, Nghị định này cũng quy định trường hợp điều khiển xích lô chở khách, chở hàng không đảm bảo tiêu chuẩn về tiện nghi và vệ sinh theo quy định của địa phương sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 300.000 đồng.

Câu 31: Ông B, hưu trí phường X, TP C muốn biết “Có quy định việc bảo vệ môi trường của người điều khiển phương tiên tham gia giao thông không? Tôi thấy nhiều xe ô tô chở vật liệu xây dựng để rơi vãi vật liệu trên đường gây nguy hiểm cho người khác khi tham gia giao thông có bị xử phạt vi phạm hành chính không?”

Trả lời: 

Bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông là trách nhiệm của mọi người khi điều khiển phương tiên tham gia giao thông. Điều 20 Nghị định 100, có quy định việc xử phạt người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về bảo vệ môi trường khi tham gia giao thông. Cụ thể:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi điều khiển xe không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh lưu thông trong đô thị.

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Để dầu nhờn, hóa chất rơi vãi xuống đường bộ;

b) Chở hàng rời, chất thải, vật liệu xây dựng dễ rơi vãi mà không có mui, bạt che đậy hoặc có mui, bạt che đậy nhưng vẫn để rơi vãi; chở hàng hoặc chất thải để nước chảy xuống mặt đường gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường;

c) Lôi kéo bùn, đất, cát, nguyên liệu, vật liệu hoặc chất phế thải khác ra đường bộ gây mất an toàn giao thông và vệ sinh môi trường.

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện hành vi đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải ra đường phố.

5. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện 1 số hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng. Và bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, vật liệu; khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính gây ra.

Câu 32. Chị T hỏi vì hoàn cảnh gia đình, chị  buôn bán hàng rong, vậy  “ Hành vi bán hàng rong, bán hàng hóa nhỏ lẻ trên vỉa hè các tuyến phố bị xử phạt như thế nào”

Trả lời:

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại Điều 12. Cụ thể đối với hành vi chị hỏi:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a. Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi : Chiếm dụng dải phân cách giữa của đường đôi làm nơi: Bày, bán hàng hóa; để vật liệu xây dựng; Sử dụng trái phép lòng đường đô thị, hè phố để: Họp chợ; kinh doanh dịch vụ ăn uống; bày, bán hàng hóa; sửa chữa phương tiện, máy móc, thiết bị; rửa xe; đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo; xây, đặt bục bệ; làm mái che hoặc thực hiện các hoạt động khác gây cản trở giao thông; Bày, bán máy móc, thiết bị, vật tư, vật liệu xây dựng hoặc sản xuất, gia công hàng hóa trên lòng đường đô thị, hè phố;

Câu 33. Chị L thấy nhiều người phơi thóc, lúa, rơm rạ trên đường bộ có bị xử phạt không?

Trả lời:

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại Điều 12. Cụ thể đối với hành vi chị hỏi:

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

Ngoài ra, người thực hiện hành bi này buộc phải thu dọn thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản, thiết bị trên đường bộ;theo quy định tại điểm c khoản 10 Điều 12 NĐ.

Câu 34. Anh Đ hỏi hành vi trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP có quy định Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ tại Điều 12. Cụ thể đối với hành vi anh hỏi:

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Trồng cây trong phạm vi đất dành cho đường bộ làm che khuất tầm nhìn của người điều khiển phương tiện giao thông;

Ngoài ra người thực hiện hành vi này buộc phải di dời cây trồng không đúng quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra theo quy định tại điểm b khoản 10 Điều 12 NĐ.

Câu 35. Một thương nhân kinh doanh mặt hàng tôm, cá ở chợ X có hành vi xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định bị xử phạt như thế nào?

  Trả lời:

Theo quy định tại khoản điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Xả nước ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ hành vi xả nước thải xây dựng từ các công trình xây dựng ra đường phố.

Ngoài ra người thực hiện hành vi này buộc phải thu dọn vật tư, vật liệu, hàng hóa và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra theo quy định tại điểm c khoản 10 Điều 12 NĐ.

Câu 36. Công ty N có hành vi treo băng rôn, biểu ngữ trái phép, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại điểm c, điểm d khoản 3 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Treo băng rôn, biểu ngữ trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ gây ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông đường bộ;

d) Đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo trên đất của đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị, trừ các hành vi dựng biển quảng cáo trên đất hành lang an toàn đường bộ khi chưa được cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản hoặc dựng biển quảng cáo trên phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ công trình đường bộ.

Ngoài ra người thực hiện hành vi này buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra theo quy định tại điểm d khoản 10 Điều 12 NĐ.

Câu 37. Một số hộ dân ở đường Nguyễn Văn X có hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định được chính quyền địa phương tuyên truyền, nhắc nhở nhiều lần, những không chấp hành, vẫn vi phạm. Trong trường hợp này bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo khoản 4 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi đổ rác ra đường bộ không đúng nơi quy định, trừ các hành vi vi phạm: Đổ, để trái phép vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ; người điều khiển xe đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị; người điều khiển xe thực hiện hành vi đổ trái phép rác, đất, cát, đá, vật liệu, chất phế thải ra đường phố.

Ngoài ra người thực hiện hành vi này buộc phải thu dọn rác, chất phế thải, phương tiện, vật tư, vật liệu, hàng hóa, máy móc, thiết bị, biển hiệu, biển quảng cáo, các loại vật dụng khác và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra theo quy định tại điểm d khoản 10 Điều 12 NĐ.

Câu 38. Anh A ở chợ B muốn biết quán ăn ở chợ anh đang sinh sống có hành vi chiếm dụng lòng đường làm nơi trông, giữ xe không đúng quy định, vậy trường hợp này bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo điểm c, điểm d khoản 5, khoản 7, điểm a khoản 8 Điều 12 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 05 m2 làm nơi trông, giữ xe;

d) Chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 12.000.000 đồng đến 16.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 10 m2 đến dưới 20 m2 làm nơi trông, giữ xe.

8. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố từ 20 m2 trở lên làm nơi trông, giữ xe;

 

Câu 39. Hành vi sử dụng trái phép đất của đường bộ làm nơi tập kết hoạch trung chuyển hàng hóa bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại điểm đ khoản 6 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP:

6. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Sử dụng trái phép đất của đường bộ hoặc hành lang an toàn đường bộ làm nơi tập kết hoặc trung chuyển hàng hóa, vật tư, vật liệu xây dựng, máy móc, thiết bị, các loại vật dụng khác;

Câu 40. Công ty cấp thoát nước ở huyện A thi công trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông tin công trình, anh B hỏi trường hợp này bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Hành vi trên bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 250.000 đồng đến 500.000 đồng đối với cá nhân, từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi thi công trên đường bộ đang khai thác không treo biển báo thông tin công trình hoặc treo biển báo thông tin không đầy đủ nội dung theo quy định.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi này buộc phải treo biển báo thông tin công trình có đầy đủ nội dung theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 13 NĐ.

 

Câu 41. Hành vi để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông ? trường hợp này bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Hành vi bạn hỏi bị xử phạt theo quy định tại điểm c khoản 2 ĐIều 13 NĐ 100/2019/NĐ-CP:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Để vật liệu, đất đá, phương tiện thi công ngoài phạm vi thi công gây cản trở giao thông;

Ngoài ra, người thực hiện hành vi này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định và khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra tại điểm c khoản 7 Điều 13 NĐ.

Câu 42. Công ty A ở xã N có hành vi tổ chức thi công trên đường bộ đang khai thác xây dựng cầu không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toan giao thông để xảy ra tai nạn giao thông, trường hợp này thì Công ty A bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Hành vi bạn hỏi bị xử phạt theo quy định tại điểm b khoản 5 Điều 13 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Thi công trên đường bộ đang khai thác không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định để xảy ra tai nạn giao thông;

Ngoài ra, người thực hiện hành vi này buộc phải thực hiện ngay các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 13 NĐ.

Câu 43. Hành vi điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách lắp thêm hay tháo bớt ghế không đúng thiết kế của nhà sản xuất? Anh T hỏi trường hợp này xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Hành vi trên bị xử phạt theo quy định điểm e khoản 3 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Điều 16. Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gầm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

3. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

e) Điều khiển xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm hoặc có kích thước khoang chở hành lý (hầm xe) không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế đã đăng ký với cơ quan đăng ký xe hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra người thực hiện hành vi này buộc phải lắp đầy đủ thiết bị hoặc khôi phục lại tính năng kỹ thuật của thiết bị theo quy định, tháo bỏ những thiết bị lắp thêm không đúng quy định theo điểm b khoản 7 NĐ.

Câu 44. Hành vi điều khiển xe tương tự xe ô tô quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông bị xử phạt như thế nào? Chị H trường hợp này có bị phạt không, mức xử phạt là bao nhiêu?

Trả lời:

Hành vi bạn hỏi bị xử phạt theo điểm b khoản 5 Điều 16 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

 Xử phạt người điều khiển xe ô tô (bao gầm cả rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo theo) và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông

5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

b) Điều khiển xe quá niên hạn sử dụng tham gia giao thông (đối với loại xe có quy định về niên hạn sử dụng);

Ngoài ra người thực hiện hành vi này bị tịch thu phương tiện và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng.

Câu 45. Bà H hỏi hành vi điều khiển xe ô tô chở khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện bị xử phạt như thế nào theo quy định?

Trả lời:

Hành vi bạn hỏi bị xử phạt theo quy định tại khoản 2, khoản 4 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, theo đó:

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách, ô tô chở người (trừ xe buýt) thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ, trừ các hành vi vi phạm mà người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm.

4. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng trên mỗi người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện nhưng tổng mức phạt tiền tối đa không vượt quá 40.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách chạy tuyến có cự ly lớn hơn 300 km thực hiện hành vi vi phạm: Chở quá từ 02 người trở lên trên xe đến 9 chỗ, chở quá từ 03 người trở lên trên xe 10 chỗ đến xe 15 chỗ, chở quá từ 04 người trở lên trên xe 16 chỗ đến xe 30 chỗ, chở quá từ 05 người trở lên trên xe trên 30 chỗ.

Ngoài việc bị xử phạt, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả phải bố trí phương tiện khác để chở số  hành khách vượt quá quy định được phép chở của phương tiện.

Trong trường hợp người điều khiển phương tiện chở khách vượt trên 50% đến 100% số người quy định được phép chở của phương tiện bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 23 NĐ.

Câu 46. Hành vi điều khiển xe ô tô đón, trả khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón, trả khách bị xử phạt như thế nào? Anh M hỏi trường hợp bị Cảnh sát giao thông phát hiện thì bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Hành vi ban hỏi bị xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 23 Nghị định 100/2019:

5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Đón, trả hành khách không đúng nơi quy định trên những tuyến đường đã xác định nơi đón, trả khách hoặc dừng đón, trả hành khách quá thời gian quy định, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này.

Ngoài ra, người thực hiện hành vi bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 23 NĐ.

Câu 47. Ông X hỏi nếu có hành vi điều khiển xe ô tô đón, trả hành khách trên đường cao tốc bị xử phạt thế nào?

Trả lời:

Hành vi bạn hỏi bị xử phạt theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 23 NGhị định 100/2019/NĐ-CP:

7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đón, trả hành khách trên đường cao tốc;

Ngoài ra, người thực hiện hành vi bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng theo quy định tại điểm b khoản 8 Điều 23 NĐ.

Câu 48. Công ty Z có hành vi điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách có gắn thiệt bị giám sát hành trình của xe nhưng thiết bị không hoạt động bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Hành vi bạn hỏi bị xử phạt theo quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 23 NĐ 100/2019/NĐ-CP:

6. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Điều khiển xe tham gia kinh doanh vận tải hành khách có gắn thiết bị giám sát hành trình của xe nhưng thiết bị không hoạt động theo quy định hoặc sử dụng biện pháp kỹ thuật, trang thiết bị ngoại vi, các biện pháp khác làm sai lệch dữ liệu của thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô;

Ngoài ra, người thực hiện hành vi bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng theo quy định tại điểm a khoản 8 Điều 23 NĐ.

Câu 49. Chị N muốn biết người điều khiển xe ô tô tải chở hàng vượt quá trọng tải cho phép tham gia giao thông được ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Tùy thuộc vào khối lượng hàng vượt quá trọng tải mà hành vi chị hỏi bị xử phạt theo Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP với các mức dưới dây:

2. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 10% đến 30% (trừ xe xi téc chở chất lỏng), trên 20% đến 30% đối với xe xi téc chở chất lỏng;

5. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 30% đến 50%;

Người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng theo điểm a khoản 9 điều 24 NĐ.

6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 50% đến 100%;

Người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng theo điểm a khoản 9 điều 24 NĐ.

7. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 100% đến 150%;

Người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng theo điểm b khoản 9 điều 24 NĐ.

8. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Điều khiển xe (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc) chở hàng vượt trọng tải (khối lượng hàng chuyên chở) cho phép tham gia giao thông được ghi trong Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe trên 150%;

Người thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 3 đến 5 tháng theo điểm c khoản 9 điều 24 NĐ.

Câu 50. Công ty N có hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, sản xuất, bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trái phép bị xử phạt như thế nào?

Trả lời: 

Hành vi trên bị xử phạt theo quy định tại điều 29 Nghị định 100/2019/NĐ-CP:

Điều 29. Xử phạt hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; sản xuất, bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trái phép

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không phải là biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sản xuất hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sản xuất biển số trái phép hoặc sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

 Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu biển số, phương tiện sản xuất, lắp ráp trái phép và bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.