SỞ TƯ PHÁP – CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ
BỘ CÂU HỎI VÀ GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ NGHỊ ĐỊNH 45/2023/NĐ-CP HƯỚNG DẪN LUẬT DẦU KHÍ NĂM 2022
Tổng số: 09 tình huống
Câu hỏi 1: Theo tôi được biết theo quy định tại Nghị định 45/2023/NĐ-CP mới ban hành việc duy trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm trong điều tra về dầu khí, đáp ứng các điều kiện. Vậy tôi mún biết rõ quy định chỉ tiết về điều kiện của tổ chức chủ trì thực hiện cơ bản về dầu khí được quy đinh như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định số 45/2023/NĐ-CP quy định về điều kiện của tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí như sau:
Tổ chức chủ trì thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí phải có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm trong điều tra cơ bản về dầu khí, đáp ứng các điều kiện sau:
- Chứng minh đủ năng lực tài chính để thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí theo một hoặc đồng thời các hình thức sau:
+ Tự thu xếp bằng nguồn lực của tổ chức hoặc bảo lãnh của công ty mẹ;
+ Bảo lãnh hoặc cam kết tài trợ, cấp vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính.
- Có phương án huy động máy móc, thiết bị, nhân lực đáp ứng yêu cầu kỹ thuật thực hiện đề án.
- Đã tham gia ít nhất 01 đề án điều tra cơ bản về dầu khí hoặc 01 đề án điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản hoặc 01 hợp đồng dầu khí.
- Có cam kết thực hiện các yêu cầu về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật và không đang trong thời gian bị cấm hoạt động trong điều tra cơ bản về dầu khí và hoạt động dầu khí.
Câu hỏi 2: Nghị định số 45/2023/NĐ-CP vừa mới ban hành, vậy cho tôi hỏi việc triển khai thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí được quy định ra sao?
Trả lời:
Triển khai thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí được quy định tại Điều 6 Nghị định số 45/2023/NĐ-CP cụ thể:
- Tổ chức chủ trì thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí có trách nhiệm:
+ Thực hiện đúng đề án đã được phê duyệt;
+ Thông báo bằng văn bản tới Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Bộ Ngoại giao, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ít nhất 15 ngày trước khi thực hiện hạng mục công việc tại thực địa.
- Trong quá trình thực hiện điều tra cơ bản về dầu khí nếu phát hiện thấy các tài nguyên, khoáng sản khác thì tổ chức, cá nhân phải có ngay báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tiến hành công việc và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam; bảo vệ khoáng sản chưa khai thác theo quy định của pháp luật về khoáng sản, nghiêm cấm hành vi lợi dụng điều tra cơ bản về dầu khí để khai thác khoáng sản.
- Trong quá trình thực hiện đề án điều tra cơ bản về dầu khí, tổ chức chủ trì thực hiện đề án có thể đề nghị điều chỉnh đề cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án phù hợp với tình hình thực tế khi triển khai thực địa.
Tổ chức chủ trì thực hiện đề án có văn bản đề xuất điều chỉnh đề cương chi tiết và dự toán chi phí của đề án, trong đó nêu rõ tiến độ và khối lượng công việc đã thực hiện, lý do và nội dung đề xuất điều chỉnh đề án, gửi Tập đoàn Dầu khí Việt Nam xem xét, đánh giá và báo cáo Bộ Công Thương phê duyệt theo quy trình tương tự được quy định tại khoản 3, 4, 5 Điều 5 Nghị định số 45/2023/NĐ-CP như sau:
+ Việc thẩm định đề cương chi tiết và dự toán chi phí đề án điều tra cơ bản về dầu khí được thực hiện theo hình thức hội đồng thẩm định. Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định thành lập và quy chế hoạt động của hội đồng thẩm định (bao gồm đại diện các bộ, ngành liên quan) và tổ chuyên viên giúp việc hội đồng thẩm định.
+ Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, hội đồng thẩm định hoàn thành thẩm định đề cương chi tiết và dự toán chi phí đề án điều tra cơ bản về dầu khí, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định của hội đồng thẩm định, Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành quyết định phê duyệt đề cương chi tiết và dự toán chi phí đề án điều tra cơ bản về dầu khí.
Câu hỏi 3: Anh D đang công tác tại công ty X muốn biết khi nhà thầu tham gia đấu thầu thì cần đáp ứng mấy tiêu chí lựa chọn nhà thầu để ký kết hợp đồng dầu khí được pháp luật quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại khoảng 1 Điều 18 của Nghị định Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 được ban hành bởi Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí 2022.
Theo đó, nhà thầu tham gia đấu thầu để được lựa chọn ký hợp đồng dầu khí cần đáp ứng 03 tiêu chí sau đây:
- Tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu bao gồm: năng lực kỹ thuật, tài chính, khả năng thu xếp vốn để triển khai hoạt động dầu khí; kinh nghiệm thực hiện các hoạt động dầu khí, hợp đồng dầu khí (trường hợp liên danh, năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh); các hợp đồng, thỏa thuận liên quan đã và đang thực hiện (nếu có);
- Tiêu chí về điều kiện kỹ thuật phù hợp với từng lô dầu khí bao gồm: cam kết công việc tối thiểu (thu nổ mới, tái xử lý tài liệu địa chấn, số lượng giếng khoan); cam kết công việc phát triển mỏ, khai thác; phương án triển khai và công nghệ tối ưu cho hoạt động dầu khí, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải khí carbon dioxide;
- Tiêu chí về điều kiện kinh tế phù hợp với từng lô dầu khí bao gồm: các mức thuế phù hợp với pháp luật về thuế, phụ thu khi giá dầu tăng cao; tỷ lệ chia dầu lãi, khí lãi cho nước chủ nhà; tỷ lệ quyền lợi tham gia của nước chủ nhà (thông qua Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) khi có phát hiện thương mại đầu tiên trong diện tích hợp đồng dầu khí (nếu áp dụng); tỷ lệ quyền lợi tham gia của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được chỉ định tham gia với tư cách là nhà thầu; tỷ lệ thu hồi chi phí; cam kết tài chính tương ứng với các cam kết công việc tối thiểu; cam kết về các nghĩa vụ tài chính khác (các loại hoa hồng, chi phí đào tạo, đóng góp quỹ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ dầu khí).
Câu hỏi 4: Sau khi Nghị định 45/2023/NĐ-CP được Chính phủ ký ban hành khi anh B ở quận X muốn biết về trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 21 Nghị định 45/2023/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thành đàm phán hợp đồng dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí để thẩm định. Hồ sơ bao gồm: “a) Tờ trình đề nghị phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí; b) Dự thảo hợp đồng dầu khí đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu thống nhất; bản giải trình các nội dung khác biệt giữa dự thảo hợp đồng dầu khí trong hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ mời chào thầu cạnh tranh hoặc hồ sơ yêu cầu và dự thảo hợp đồng dầu khí đã được thỏa thuận; c) Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với tổ chức; bản sao có chứng thực giấy chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân tham gia hợp đồng dầu khí; d) Thư bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của nhà thầu hoặc từng nhà thầu trong liên danh nhà thầu do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoặc công ty mẹ của nhà thầu hoặc từng nhà thầu trong liên danh nhà thầu phát hành theo yêu cầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trên cơ sở kết quả đánh giá báo cáo tài chính của nhà thầu; đ) Tài liệu của nhà thầu hoặc từng nhà thầu trong liên danh, bao gồm: điều lệ công ty, báo cáo tài chính trong 03 năm gần nhất và các tài liệu pháp lý khác có liên quan làm cơ sở đàm phán hợp đồng dầu khí, bản sao kê khai nghĩa vụ thuế năm gần nhất trong trường hợp là đối tượng điều chỉnh của pháp luật về thuế của Việt Nam. e) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan”.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) và các bộ, ngành có liên quan.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương.
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương hoàn thành thẩm định nội dung hợp đồng dầu khí, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Hồ sơ bao gồm: “a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về kết quả thẩm định và đề nghị phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí; b) Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này; c) Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các bộ, ngành và bản sao văn bản góp ý của các bộ, ngành”.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng dầu khí.
Theo đó, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí sẽ được thực hiện như sau:
- Bước 1: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu đàm phán hợp đồng dầu khí;
- Bước 2: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thành đàm phán Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương hồ sơ đề nghị phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí để thẩm định;
- Bước 3: Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an và các bộ, ngành có liên quan trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.
Trong trường hợp , Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu thì Bộ Công thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của cả Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
- Bước 4: Các bộ, ngành có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ lấy ý kiến;
- Bước 5: Bộ Công Thương hoàn thành thẩm định nội dung hợp đồng dầu khí, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ;
- Bước 6: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và nhà thầu tiến hành ký kết hợp đồng dầu khí trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt nội dung hợp đồng dầu khí của Thủ tướng Chính phủ.
Câu hỏi 5: Công ty A muốn hỏi theo Luật Dầu khí thì các bên tham gia hợp đồng dầu khí có thỏa thuận mức thu phí của nhà thầu trong hợp đồng dầu khí không? Mức thu hồi chi phí trong hợp đồng dầu khí quy định tối đa là bao nhiệu %? Trường hợp nào dầu khí sẽ chấm dứt hiệu lực?
Trả lời:
Tại Điều 33 Luật Dầu khí 2022 có quy định về mức thu hồi chi phí trong hợp đồng dầu khí như sau:
Mức thu hồi chi phí trong hợp đồng dầu khí
Các bên tham gia hợp đồng dầu khí có thể thỏa thuận mức thu hồi chi phí của nhà thầu trong hợp đồng dầu khí theo quy định sau đây:
1. Tối đa 50% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm đối với hợp đồng dầu khí áp dụng cho lô dầu khí thông thường;
2. Tối đa 70% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm đối với các hợp đồng dầu khí áp dụng cho lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư;
3. Tối đa 80% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm đối với các hợp đồng dầu khí áp dụng cho lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt.
Như vậy, mức thu hồi chi phí trong hợp đồng dầu khí sẽ do các bên thỏa thuận và phải đảm bảo:
- Tối đa 50% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm đối với hợp đồng dầu khí áp dụng cho lô dầu khí thông thường;
- Tối đa 70% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm đối với các hợp đồng dầu khí áp dụng cho lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư;
- Tối đa 80% sản lượng dầu khí khai thác được trong năm đối với các hợp đồng dầu khí áp dụng cho lô, mỏ dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt.
Câu hỏi 6: Để lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí như hiện nay thì đề nghị cho tôi biết Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 20 Luật Dầu khí 2022 (có hiệu lực từ ngày 01/07/2023) có quy định về Hồ sơ, trình tự, thủ tục thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí như sau:
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày hoàn thành đánh giá kết quả lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí để thẩm định. Hồ sơ bao gồm: “a) Tờ trình kết quả đánh giá thầu và kiến nghị lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí kèm theo bộ điều kiện kinh tế, kỹ thuật của hợp đồng dầu khí; b) Hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ mời chào thầu cạnh tranh hoặc hồ sơ yêu cầu; c) Các hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu cạnh tranh hoặc hồ sơ đề xuất; d) Biên bản mở thầu; đ) Biên bản đánh giá thầu, bảng điểm chấm thầu; e) Các văn bản của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu hoặc hồ sơ chào thầu cạnh tranh hoặc hồ sơ đề xuất và văn bản trả lời của bên dự thầu (nếu có); g) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan”.
- Nội dung thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí bao gồm: “a) Đánh giá căn cứ của việc tổ chức lựa chọn nhà thầu; b) Đánh giá việc tuân thủ quy định về thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu; c) Đánh giá sự phù hợp của phương pháp đánh giá và tiêu chí lựa chọn nhà thầu; d) Đánh giá việc tuân thủ quy định của pháp luật trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ chào thầu cạnh tranh, hồ sơ đề xuất; đ) Xem xét những ý kiến khác nhau (nếu có) của tổ chuyên gia; e) Các nội dung liên quan khác”.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (trong trường hợp Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tham gia hợp đồng dầu khí với tư cách nhà thầu) và các bộ, ngành có liên quan.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương.
- Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương hoàn thành thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt. Hồ sơ bao gồm: “a) Tờ trình Thủ tướng Chính phủ về kết quả thẩm định và đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu ký kết hợp đồng dầu khí; b) Hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này; c) Báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình ý kiến của các bộ, ngành và bản sao văn bản góp ý của các bộ, ngành.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu của Thủ tướng Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông báo cho bên dự thầu được lựa chọn vế kết quả lựa chọn nhà thầu, điều kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí và kế hoạch đàm phán hợp đồng dầu khí.
- Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày kể từ ngày nhận được thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, nhà thầu và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoàn thành đàm phán hợp đồng dầu khí. Nếu quá thời hạn nêu trên mà chưa thể thống nhất nội dung dự thảo hợp đồng dầu khí, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương lý do và đề xuất gia hạn thời gian đàm phán để Bộ Công Thương xem xét, quyết định.
Câu hỏi 7: Công ty Z đang hoạt động ở lĩnh vực kinh doanh dầu khí, tuy nhiên theo quy định của Luật Dầu khí và Nghị định hướng dẫn mới ban hành. Người đại diện Công ty Z muốn biết thêm chi tiết về các tiêu chí lựa chọn nhà thầu để ký kết hợp đồng dầu khí được quy định như thế nào?
Trả lời:
Theo quy định tại Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 được ban hành bởi Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí 2022.
Theo đó, nhà thầu tham gia đấu thầu để được lựa chọn ký hợp đồng dầu khí cần đáp ứng 03 tiêu chí sau đây:
(1) Tiêu chí về năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu
- Năng lực kỹ thuật, tài chính, khả năng thu xếp vốn để triển khai hoạt động dầu khí.
- Kinh nghiệm thực hiện các hoạt động dầu khí, hợp đồng dầu khí (trường hợp liên danh, năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu được xác định bằng tổng năng lực, kinh nghiệm của các thành viên liên danh).
- Các hợp đồng, thỏa thuận liên quan đã và đang thực hiện (nếu có).
(2) Tiêu chí về điều kiện kỹ thuật phù hợp với từng lô dầu khí
- Cam kết công việc tối thiểu (thu nổ mới, tái xử lý tài liệu địa chấn, số lượng giếng khoan.
- Cam kết công việc phát triển mỏ, khai thác.
- Phương án triển khai và công nghệ tối ưu cho hoạt động dầu khí, đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường, giảm thiểu phát thải khí carbon dioxide.
(3) Tiêu chí về điều kiện kinh tế phù hợp với từng lô dầu khí
- Các mức thuế phù hợp với pháp luật về thuế, phụ thu khi giá dầu tăng cao.
- Tỷ lệ chia dầu lãi, khí lãi cho nước chủ nhà.
- Tỷ lệ quyền lợi tham gia của nước chủ nhà (thông qua Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) khi có phát hiện thương mại đầu tiên trong diện tích hợp đồng dầu khí (nếu áp dụng).
- Tỷ lệ quyền lợi tham gia của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam hoặc công ty con của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được chỉ định tham gia với tư cách là nhà thầu.
- Tỷ lệ thu hồi chi phí.
- Cam kết tài chính tương ứng với các cam kết công việc tối thiểu.
- Cam kết về các nghĩa vụ tài chính khác (các loại hoa hồng, chi phí đào tạo, đóng góp quỹ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ dầu khí).
Câu hỏi 8: Quy trình chọn nhà thầu để ký kết hợp đồng dầu khí theo hình thức chào thầu cạnh tranh như thế nao? Xin cho tôi biết để áp dụng cho đúng với quy của pháp luật về Luật Dầu khí 2022
Trả lời:
Tại Điều 20 Luật Dầu khí 2022 quy định chào thầu cạnh tranh để chọn nhà thầu để ký kết hợp đồng dầu khí như sau:
Chào thầu cạnh tranh
1. Việc lựa chọn nhà thầu để ký kết hợp đồng dầu khí theo hình thức chào thầu cạnh tranh được áp dụng trong trường hợp lô dầu khí không nằm trong kế hoạch lựa chọn nhà thầu hiện có và được đề xuất bởi ít nhất 02 tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện quy định tại Điều 16 của Luật này để ký kết hợp đồng dầu khí.
2. Quy trình chào thầu cạnh tranh bao gồm các bước sau đây:
a) Thông báo chào thầu cạnh tranh;
b) Đăng ký tham dự chào thầu cạnh tranh;
c) Phát hành hồ sơ mời chào thầu cạnh tranh;
d) Nhận hồ sơ và đánh giá hồ sơ chào thầu cạnh tranh;
đ) Thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và điều kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí;
e) Đàm phán và hoàn thiện hợp đồng dầu khí;
g) Thẩm định, phê duyệt và ký kết hợp đồng dầu khí.
Như vậy, quy trình chọn nhà thầu để ký kết hợp đồng dầu khí theo hình thức chào thầu cạnh tranh gồm các bước như sau:
Bước 1: Thông báo chào thầu cạnh tranh;
Bước 2: Đăng ký tham dự chào thầu cạnh tranh;
Bước 3: Phát hành hồ sơ mời chào thầu cạnh tranh;
Bước 4: Nhận hồ sơ và đánh giá hồ sơ chào thầu cạnh tranh;
Bước 5: Thẩm định, phê duyệt, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu và điều kiện kinh tế, kỹ thuật cơ bản của hợp đồng dầu khí;
Bước 6: Đàm phán và hoàn thiện hợp đồng dầu khí;
Bước 7: Thẩm định, phê duyệt và ký kết hợp đồng dầu khí.
Câu hỏi 9: Anh T đang công tác tại Tổ hòa giải khu vực B chưa hiểu sâu về một số quy định tại Luật Dầu khí 2022. Vậy anh muốn hỏi Có mấy loại hợp đồng dầu khí? Nội dung chính của hợp đồng dầu khí? Thời hạn hợp đồng dầu khí là bao lâu?
Trả lời:
Theo quy định tại Điều 29 Luật Dầu khí có quy định về các loại hợp đồng dầu khí như sau:
Các loại hợp đồng dầu khí
1. Hợp đồng chia sản phẩm dầu khí.
2. Loại hợp đồng dầu khí khác.
Như vậy, có hai loại hợp đồng dầu khí là hợp đồng chia sản phẩm dầu khí và loại hợp đồng dầu khí khác.
Nội dung chính Hợp đồng dầu khí
Tại Điều 30 Luật Dầu khí 2022 có quy định về nội dung chính của hợp đồng dầu khí như sau:
1. Nội dung chính của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí bao gồm:
a) Tư cách pháp lý, quyền lợi tham gia của nhà thầu ký kết hợp đồng;
b) Đối tượng của hợp đồng;
c) Giới hạn diện tích và tiến độ hoàn trả diện tích hợp đồng;
d) Hiệu lực của hợp đồng, thời hạn hợp đồng, các giai đoạn của hợp đồng, điều kiện gia hạn các giai đoạn và việc điều chỉnh, gia hạn thời hạn hợp đồng;
đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng, người điều hành;
e) Cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu theo giai đoạn của hợp đồng;
g) Nguyên tắc chia sản phẩm dầu khí và xác định chi phí thu hồi;
h) Nguyên tắc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí;
i) Quyền của nước chủ nhà đối với tài sản, công trình dầu khí sau khi thu hồi chi phí và sau khi chấm dứt hợp đồng;
k) Điều kiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng;
l) Quyền của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được tham gia vào hợp đồng khi có phát hiện thương mại và được ưu tiên mua trước quyền lợi tham gia, quyền và nghĩa vụ mà nhà thầu chuyển nhượng trong hợp đồng khi có chuyển nhượng;
m) Cam kết về hoa hồng, đào tạo, quỹ nghiên cứu khoa học và ưu tiên sử dụng lao động, dịch vụ Việt Nam;
n) Trách nhiệm bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn trong khi tiến hành hoạt động dầu khí; nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí;
o) Điều kiện chấm dứt hợp đồng, xử lý các vi phạm;
p) Phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng và luật áp dụng.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định nội dung chính của loại hợp đồng dầu khí khác phù hợp với đặc thù của mỏ, cụm mỏ, lô dầu khí.
3. Chính phủ ban hành hợp đồng mẫu của hợp đồng chia sản phẩm dầu khí.
Như vậy, hợp đồng dầu khí sẽ có những nội dung chính như sau:
- Tư cách pháp lý, quyền lợi tham gia của nhà thầu ký kết hợp đồng;
- Đối tượng của hợp đồng;
- Giới hạn diện tích và tiến độ hoàn trả diện tích hợp đồng;
- Hiệu lực của hợp đồng, thời hạn hợp đồng, các giai đoạn của hợp đồng, điều kiện gia hạn các giai đoạn và việc điều chỉnh, gia hạn thời hạn hợp đồng;
- Quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng, người điều hành;
- Cam kết công việc tối thiểu và cam kết tài chính tối thiểu theo giai đoạn của hợp đồng;
- Nguyên tắc chia sản phẩm dầu khí và xác định chi phí thu hồi;
- Nguyên tắc lựa chọn nhà thầu cung cấp dịch vụ dầu khí, hàng hóa phục vụ hoạt động dầu khí;
- Quyền của nước chủ nhà đối với tài sản, công trình dầu khí sau khi thu hồi chi phí và sau khi chấm dứt hợp đồng;
- Điều kiện chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên ký kết hợp đồng;
- Quyền của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam được tham gia vào hợp đồng khi có phát hiện thương mại và được ưu tiên mua trước quyền lợi tham gia, quyền và nghĩa vụ mà nhà thầu chuyển nhượng trong hợp đồng khi có chuyển nhượng;
- Cam kết về hoa hồng, đào tạo, quỹ nghiên cứu khoa học và ưu tiên sử dụng lao động, dịch vụ Việt Nam;
- Trách nhiệm bảo vệ môi trường và bảo đảm an toàn trong khi tiến hành hoạt động dầu khí; nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí;
- Điều kiện chấm dứt hợp đồng, xử lý các vi phạm;
- Phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng và luật áp dụng.
Thời hạn hợp đồng dầu khí
Tại Điều 31 Luật Dầu khí 2022 có quy định về thời hạn hợp đồng dầu khí như sau:
1. Thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 30 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 05 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Đối với lô dầu khí trong danh mục các lô dầu khí được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư và ưu đãi đầu tư đặc biệt, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 35 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 10 năm.
3. Thời hạn hợp đồng dầu khí có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm, thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí có thể được gia hạn nhưng không quá 05 năm trên cơ sở chấp thuận của Bộ Công Thương, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Trong trường hợp đặc biệt vì lý do quốc phòng, an ninh, điều kiện địa chất dầu khí phức tạp, điều kiện thực địa triển khai hoạt động dầu khí có những khó khăn rất đặc thù hoặc cần bảo đảm thời gian khai thác khí hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ chấp thuận việc cho phép gia hạn thêm thời hạn hợp đồng dầu khí và thời gian gia hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí quy định tại khoản 3 Điều này trên cơ sở thẩm định của Bộ Công Thương.
5. Sau khi tuyên bố phát hiện thương mại nhưng chưa có thị trường tiêu thụ và chưa có các điều kiện về đường ống, phương tiện xử lý thích hợp, nhà thầu được giữ lại diện tích phát hiện khí. Thời hạn được giữ lại diện tích phát hiện khí không quá 05 năm trên cơ sở chấp thuận của Bộ Công Thương. Trong trường hợp hết thời hạn giữ lại diện tích phát hiện khí nhưng chưa có thị trường tiêu thụ và chưa có các điều kiện về đường ống, phương tiện xử lý thích hợp, Thủ tướng Chính phủ xem xét cho phép kéo dài thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí nhưng không quá 02 năm trên cơ sở thẩm định của Bộ Công Thương. Trong thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí, nhà thầu phải tiến hành các công việc đã cam kết trong hợp đồng dầu khí.
6. Trong trường hợp bất khả kháng, các bên tham gia hợp đồng dầu khí thỏa thuận phương thức tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí; Tập đoàn Dầu khí Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương quyết định. Thời gian tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí do nguyên nhân bất khả kháng được tính từ khi sự kiện bất khả kháng xảy ra cho tới khi sự kiện bất khả kháng chấm dứt.
7. Trong trường hợp vì lý do quốc phòng, an ninh, thời gian tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền.
8. Thời gian gia hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí, thời gian giữ lại diện tích phát hiện khí đã được tuyên bố phát hiện thương mại và thời gian tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí trong trường hợp bất khả kháng hoặc vì lý do quốc phòng, an ninh không tính vào thời hạn hợp đồng dầu khí.
9. Chính phủ quy định về hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn thời hạn hợp đồng dầu khí, gia hạn thời hạn giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí, quyết định thời hạn giữ lại diện tích phát hiện khí, quyết định thời hạn tạm dừng thực hiện một số quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng dầu khí trong trường hợp bất khả kháng hoặc vì lý do quốc phòng, an ninh.
Như vậy, thời hạn hợp đồng dầu khí không quá 30 năm, trong đó thời hạn của giai đoạn tìm kiếm thăm dò dầu khí không quá 05 năm, trừ trường hợp đặc biệt theo quy định khác.