1. Nội dung cơ bản của Thông tư
Thông tư tập trung hướng dẫn chi tiết các quy định tại khoản 6 Điều 3 và khoản 5 Điều 5 của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, bao gồm nội dung, điểm số và cách tính điểm của các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; quy trình, biểu mẫu, tài liệu phục vụ việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật. Qua đó tạo cơ sở pháp lý thực hiện đồng bộ, thống nhất, bảo đảm tính thực chất, hiệu quả của việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Thông tư gồm có 08 Điều quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (Điều 1); nội dung, điểm số, cách tính điểm các tiêu chí, chỉ tiêu; tài liệu đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu (Điều 2); quy trình đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Điều 3); biểu mẫu phục vụ việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Điều 4); Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật (Điều 5); trách nhiệm của cơ quan, tổ chức (Điều 6); quy định chuyển tiếp (Điều 7); hiệu lực thi hành (Điều 8).
2. Những điểm mới của Thông tư
Thứ nhất, nội dung, điểm số và cách xác định điểm của các tiêu chí, chỉ tiêu và các tài liệu phục vụ việc đánh giá được quy định tại Phụ lục I. Để tạo căn cứ đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu, Thông tư quy định việc chấm điểm, đánh giá cần dựa vào các tài liệu là những kết quả, sản phẩm đầu ra đạt được khi chính quyền và công chức cấp xã triển khai trách nhiệm được giao theo quy định của pháp luật. Các tài liệu này không làm phát sinh hồ sơ, nhiệm vụ mới cho chính quyền cấp xã, đây là điểm mới được quy định để khắc phục tính hình thức, hạn chế trong tổ chức đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu theo Thông tư số 07/2017/TT-BTP. Tuy nhiên, các tài liệu này chủ yếu phục vụ việc đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu của chính quyền cấp xã, chỉ khi cần thiết thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp các tài liệu cụ thể để phục vụ kiểm tra, thẩm định, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Thứ hai, quy trình đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và các biểu mẫu đánh giá được quy định cụ thể, rõ ràng, tạo thuận lợi cho cấp xã, cấp huyện tổ chức triển khai nhiệm vụ. Tại quy trình, Thông tư quy định các nhiệm vụ, công việc do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và nhiệm vụ, công việc do Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện. Các biểu mẫu phục vụ việc chấm điểm, đánh giá và quản lý, theo dõi, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp.
Thứ ba, hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật tập trung thực hiện chức năng, nhiệm vụ thẩm định, tư vấn để giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tư vấn các sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả, xử lý hạn chế, tồn tại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu. Số lượng thành viên Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định nhưng không quá 15 người.
Thứ tư, về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bên cạnh trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, Thông tư còn quy định chính quyền các cấp thực hiện báo cáo kết quả nhiệm vụ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương về Bộ Tư pháp trước ngày 20 tháng 02 của năm liền kề sau năm đánh giá. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 02 của năm liền kề sau năm đánh giá. Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, tổ chức thực hiện Thông tư tại địa phương; phân công các công chức chuyên môn theo dõi thường xuyên, chấm điểm, đánh giá từng tiêu chí, chỉ tiêu gắn với trách nhiệm, nhiệm vụ của công chức.
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp – Hộ tịch là đầu mối tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư tại địa phương.
3. Tổ chức thực hiện
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022. Việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021 tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2017/TT-BTP./.
Thông tư tập trung hướng dẫn chi tiết các quy định tại khoản 6 Điều 3 và khoản 5 Điều 5 của Quyết định số 25/2021/QĐ-TTg, bao gồm nội dung, điểm số và cách tính điểm của các tiêu chí, chỉ tiêu xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; quy trình, biểu mẫu, tài liệu phục vụ việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; thành phần, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật. Qua đó tạo cơ sở pháp lý thực hiện đồng bộ, thống nhất, bảo đảm tính thực chất, hiệu quả của việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Thông tư gồm có 08 Điều quy định về phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng (Điều 1); nội dung, điểm số, cách tính điểm các tiêu chí, chỉ tiêu; tài liệu đánh giá các tiêu chí, chỉ tiêu (Điều 2); quy trình đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Điều 3); biểu mẫu phục vụ việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật (Điều 4); Hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật (Điều 5); trách nhiệm của cơ quan, tổ chức (Điều 6); quy định chuyển tiếp (Điều 7); hiệu lực thi hành (Điều 8).
2. Những điểm mới của Thông tư
Thứ nhất, nội dung, điểm số và cách xác định điểm của các tiêu chí, chỉ tiêu và các tài liệu phục vụ việc đánh giá được quy định tại Phụ lục I. Để tạo căn cứ đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu, Thông tư quy định việc chấm điểm, đánh giá cần dựa vào các tài liệu là những kết quả, sản phẩm đầu ra đạt được khi chính quyền và công chức cấp xã triển khai trách nhiệm được giao theo quy định của pháp luật. Các tài liệu này không làm phát sinh hồ sơ, nhiệm vụ mới cho chính quyền cấp xã, đây là điểm mới được quy định để khắc phục tính hình thức, hạn chế trong tổ chức đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu theo Thông tư số 07/2017/TT-BTP. Tuy nhiên, các tài liệu này chủ yếu phục vụ việc đánh giá, chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu của chính quyền cấp xã, chỉ khi cần thiết thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã cung cấp các tài liệu cụ thể để phục vụ kiểm tra, thẩm định, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Thứ hai, quy trình đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và các biểu mẫu đánh giá được quy định cụ thể, rõ ràng, tạo thuận lợi cho cấp xã, cấp huyện tổ chức triển khai nhiệm vụ. Tại quy trình, Thông tư quy định các nhiệm vụ, công việc do Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện và nhiệm vụ, công việc do Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện. Các biểu mẫu phục vụ việc chấm điểm, đánh giá và quản lý, theo dõi, đề xuất các cơ chế, chính sách, giải pháp phù hợp.
Thứ ba, hội đồng đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật tập trung thực hiện chức năng, nhiệm vụ thẩm định, tư vấn để giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tư vấn các sáng kiến, giải pháp nâng cao hiệu quả, xử lý hạn chế, tồn tại, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu. Số lượng thành viên Hội đồng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định nhưng không quá 15 người.
Thứ tư, về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân, bên cạnh trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, Thông tư còn quy định chính quyền các cấp thực hiện báo cáo kết quả nhiệm vụ xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương về Bộ Tư pháp trước ngày 20 tháng 02 của năm liền kề sau năm đánh giá. Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật tại địa phương về Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước ngày 15 tháng 02 của năm liền kề sau năm đánh giá. Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo, tổ chức thực hiện Thông tư tại địa phương; phân công các công chức chuyên môn theo dõi thường xuyên, chấm điểm, đánh giá từng tiêu chí, chỉ tiêu gắn với trách nhiệm, nhiệm vụ của công chức.
Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp – Hộ tịch là đầu mối tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp chỉ đạo, hướng dẫn, thực hiện, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Thông tư tại địa phương.
3. Tổ chức thực hiện
Thông tư có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2022. Việc đánh giá, công nhận xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2021 tiếp tục thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2017/TT-BTP./.
Vụ Phổ biến, giáo dục pháp luật