Đề án được triển khai thực hiện trên địa bàn cả nước với mục tiêu phát huy vai trò của lực lượng Quân đội nhân dân tham gia công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở, tạo sự chuyển biến rõ rệt về nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân.
Với mục tiêu nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân, Đề án phấn đấu 80% cán bộ, nhân dân nói chung, trong đó 60% cán bộ, nhân dân địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được phổ biến, giáo dục pháp luật, có hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật.
Về mục tiêu nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sỹ quan, binh sĩ (cán bộ, chiến sỹ) trong quân đội, Đề án phấn đấu 100% cán bộ, chiến sĩ được phổ biến, giáo dục pháp luật; có hiểu biết và ý thức chấp hành nghiêm pháp luật; có khả năng, kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật; tỷ lệ vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội giảm theo từng năm.
100% báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các đơn vị quân đội được bồi dưỡng lý luận chính trị, pháp luật, tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.
80% báo cáo viên, cộng tác viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên của địa phương, nhất là địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.
Để đạt được mục tiêu trên, Đề án tập trung thực hiện nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và mỗi cán bộ, chiến sĩ trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng của Đề án; nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thuộc phạm vi của Đề án.
Đồng thời, Đề án đổi mới nội dung, hình thức, cách thức triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; biên soạn tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng của Đề án.
Đề án xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, trên cơ sở đó sơ kết, tổng kết, đánh giá nhân rộng trên phạm vi cả nước; lồng ghép việc thực hiện Đề án với các chương trình, đề án, kế hoạch khác có liên quan trong quá trình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng của Đề án.
Với mục tiêu nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho cán bộ, nhân dân, Đề án phấn đấu 80% cán bộ, nhân dân nói chung, trong đó 60% cán bộ, nhân dân địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được phổ biến, giáo dục pháp luật, có hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật.
Về mục tiêu nâng cao nhận thức, ý thức pháp luật cho sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, hạ sỹ quan, binh sĩ (cán bộ, chiến sỹ) trong quân đội, Đề án phấn đấu 100% cán bộ, chiến sĩ được phổ biến, giáo dục pháp luật; có hiểu biết và ý thức chấp hành nghiêm pháp luật; có khả năng, kỹ năng tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành pháp luật; tỷ lệ vi phạm pháp luật, kỷ luật quân đội giảm theo từng năm.
100% báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật các đơn vị quân đội được bồi dưỡng lý luận chính trị, pháp luật, tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, đáp ứng yêu cầu công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.
80% báo cáo viên, cộng tác viên, tuyên truyền viên pháp luật, hòa giải viên của địa phương, nhất là địa bàn trọng yếu, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp luật và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật tại cơ sở.
Để đạt được mục tiêu trên, Đề án tập trung thực hiện nâng cao nhận thức, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng; phát huy vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức và mỗi cán bộ, chiến sĩ trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng của Đề án; nghiên cứu, đề xuất hoàn thiện chính sách, pháp luật có liên quan đến công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thuộc phạm vi của Đề án.
Đồng thời, Đề án đổi mới nội dung, hình thức, cách thức triển khai các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; biên soạn tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; kỹ năng, nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ, chiến sĩ được giao nhiệm vụ phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng của Đề án.
Đề án xây dựng và nhân rộng các mô hình điểm về phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đối tượng, trên cơ sở đó sơ kết, tổng kết, đánh giá nhân rộng trên phạm vi cả nước; lồng ghép việc thực hiện Đề án với các chương trình, đề án, kế hoạch khác có liên quan trong quá trình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đối tượng của Đề án.
Nguồn: Báo Tin Tức