Khi giao kết hợp đồng lao động giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ), các điều khoản về mức lương, thời gian trả lương đều được thỏa thuận ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên, cũng có trường hợp NSDLĐ thường xuyên chậm trả lương cho NLĐ. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của NLĐ mà NSDLĐ cũng sẽ bị phạt nặng.
Năm 2021, một số công nhân vệ sinh môi trường của Công ty Đ.D phản ánh việc Công ty không trả đủ lương cho NLĐ. Ông S, công nhân Công ty Đ.D, cho biết: “Hầu như tháng nào Công ty cũng hứa hẹn. Đến kỳ hẹn, tôi và những người khác lại gọi điện hỏi nhưng Công ty đều trả lời là chưa có lương. Do Công ty đã hứa rất nhiều lần, không thực hiện đúng cam kết thời gian trả lương nên trong tháng 7-2021, nhiều lao động ngừng việc. Đến giữa tháng 8-2021, chúng tôi tiếp tục đến văn phòng Công ty đòi lương thì Công ty trả lương tháng 6 mà không trả đủ lương tháng 7 và 4 ngày của tháng 8-2021. Lúc đó, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cuộc sống NLĐ gặp khó khăn, Công ty thì không trả đủ lương nên NLĐ mới ngừng việc". Vụ việc đã được lãnh đạo UBND quận Ninh Kiều xem xét và yêu cầu Công ty trả đủ lương cho NLĐ theo quy định.
Điều 94, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: NSDLĐ phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho NLĐ. Trường hợp NLĐ không thể nhận lương trực tiếp thì NSDLĐ có thể trả lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp. Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả đủ lương vào đúng thời hạn mà các bên đã thỏa thuận. Theo khoản 3, Điều 97, Bộ luật Lao động, trường hợp vì lý do bất khả kháng mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày…
Từ những căn cứ trên, có thể xác định doanh nghiệp sẽ bị phạt nếu chậm trả lương trong khoảng thời gian như sau: có lý do bất khả kháng, chậm trả lương từ 31 ngày so với kỳ hạn; các trường hợp còn lại chậm trả lương từ 1 ngày so với kỳ hạn. Theo Khoản 2, Điều 17, Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, NSDLĐ không trả lương đúng hạn theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính: từ 5-30 triệu đồng nếu trả lương không đúng hạn của 1-100 NLĐ; chậm trả lượng cho từ 101 NLĐ trở lên mức phạt sẽ từ 30-50 triệu đồng. Ngoài ra, NSDLĐ còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho NLĐ. Mức lãi suất sẽ được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vi phạm. Mức phạt này được áp dụng cho NSDLĐ là cá nhân. Trường hợp NSDLĐ là tổ chức vi phạm, sẽ bị phạt gấp đôi.
Để yêu cầu NSDLĐ trả đủ tiền lương của mình, NLĐ có thể làm đơn khiếu nại. Căn cứ Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động, NLĐ phải gửi đơn khiếu nại đến NSDLĐ để yêu cầu giải quyết tiền lương. Nếu NSDLĐ không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì mới gửi đơn khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Bên cạnh đó, khoản 1, Điều 188, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc tòa án giải quyết, trừ một số tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải. Theo đó, tranh chấp về chậm trả lương theo quy định phải thông qua thủ tục hòa giải, nếu hòa giải không thành thì NLĐ có thể khởi kiện tại tòa án.
Pháp luật lao động quy định chặt chẽ về việc trả lương cho NLĐ vì điều này có ý nghĩa quan trọng đối với NLĐ trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu tài chính, chăm lo cho đời sống của bản thân và gia đình NLĐ.
Năm 2021, một số công nhân vệ sinh môi trường của Công ty Đ.D phản ánh việc Công ty không trả đủ lương cho NLĐ. Ông S, công nhân Công ty Đ.D, cho biết: “Hầu như tháng nào Công ty cũng hứa hẹn. Đến kỳ hẹn, tôi và những người khác lại gọi điện hỏi nhưng Công ty đều trả lời là chưa có lương. Do Công ty đã hứa rất nhiều lần, không thực hiện đúng cam kết thời gian trả lương nên trong tháng 7-2021, nhiều lao động ngừng việc. Đến giữa tháng 8-2021, chúng tôi tiếp tục đến văn phòng Công ty đòi lương thì Công ty trả lương tháng 6 mà không trả đủ lương tháng 7 và 4 ngày của tháng 8-2021. Lúc đó, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, cuộc sống NLĐ gặp khó khăn, Công ty thì không trả đủ lương nên NLĐ mới ngừng việc". Vụ việc đã được lãnh đạo UBND quận Ninh Kiều xem xét và yêu cầu Công ty trả đủ lương cho NLĐ theo quy định.
Điều 94, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: NSDLĐ phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho NLĐ. Trường hợp NLĐ không thể nhận lương trực tiếp thì NSDLĐ có thể trả lương cho người được NLĐ ủy quyền hợp pháp. Theo đó, doanh nghiệp có trách nhiệm phải trả đủ lương vào đúng thời hạn mà các bên đã thỏa thuận. Theo khoản 3, Điều 97, Bộ luật Lao động, trường hợp vì lý do bất khả kháng mà NSDLĐ đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng không thể trả lương đúng hạn thì không được chậm quá 30 ngày…
Từ những căn cứ trên, có thể xác định doanh nghiệp sẽ bị phạt nếu chậm trả lương trong khoảng thời gian như sau: có lý do bất khả kháng, chậm trả lương từ 31 ngày so với kỳ hạn; các trường hợp còn lại chậm trả lương từ 1 ngày so với kỳ hạn. Theo Khoản 2, Điều 17, Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, NLĐ đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng lao động, NSDLĐ không trả lương đúng hạn theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính: từ 5-30 triệu đồng nếu trả lương không đúng hạn của 1-100 NLĐ; chậm trả lượng cho từ 101 NLĐ trở lên mức phạt sẽ từ 30-50 triệu đồng. Ngoài ra, NSDLĐ còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả cho NLĐ. Mức lãi suất sẽ được tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vi phạm. Mức phạt này được áp dụng cho NSDLĐ là cá nhân. Trường hợp NSDLĐ là tổ chức vi phạm, sẽ bị phạt gấp đôi.
Để yêu cầu NSDLĐ trả đủ tiền lương của mình, NLĐ có thể làm đơn khiếu nại. Căn cứ Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động, NLĐ phải gửi đơn khiếu nại đến NSDLĐ để yêu cầu giải quyết tiền lương. Nếu NSDLĐ không giải quyết hoặc giải quyết không thỏa đáng thì mới gửi đơn khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Bên cạnh đó, khoản 1, Điều 188, Bộ luật Lao động năm 2019 quy định tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc tòa án giải quyết, trừ một số tranh chấp lao động không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải. Theo đó, tranh chấp về chậm trả lương theo quy định phải thông qua thủ tục hòa giải, nếu hòa giải không thành thì NLĐ có thể khởi kiện tại tòa án.
Pháp luật lao động quy định chặt chẽ về việc trả lương cho NLĐ vì điều này có ý nghĩa quan trọng đối với NLĐ trong việc thực hiện kế hoạch chi tiêu tài chính, chăm lo cho đời sống của bản thân và gia đình NLĐ.