BỘ CÂU HỎI TÌNH HUỐNG VÀ GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 144/2021/NĐ-CP NGÀY 31/12/2021 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY; CỨU NẠN, CỨU HỘ; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

SỞ TƯ PHÁP – CƠ QUAN THƯỜNG TRỰC HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THÀNH PHỐ CẦN THƠ

BỘ CÂU HỎI TÌNH HUỐNG VÀ GIẢI ĐÁP PHÁP LUẬT VỀ NGHỊ ĐỊNH SỐ 144/2021/NĐ-CP NGÀY 31/12/2021 CỦA CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH XỬ PHẠT HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC AN NINH, TRẬT TỰ, AN TOÀN XÃ HỘI; PHÒNG CHÁY, CHỮA CHÁY; CỨU NẠN, CỨU HỘ; PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH  

 

 

Tổng số:  06 Tình huống

 

Câu 1: Nhà chị X ở trong khu dân cư thường xuyên mất điện cả ngày lẩn ban đêm.  Cứ mất điện nhà anh B bật máy phát điện. Cứ mỗi lần mất điện là họ bật máy phát điện. Đôi lúc khu dân cư của chị cúp điện thường xuyên vào ban đêm và họ bật máy phát điện cả đêm, mọi người xung quanh không ngũ được. Nhiều người góp ý, những họ không sửa. Vậy trong trường hợp này anh B có bị xử phạt vi phạm hành chính không?  

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;

c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, anh B có hành vi mở máy phát điện gây ồn vào thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Câu 2: Tại khu dân cư của chị A có gia đình của anh C cú mỗi tối thứ 7 hàng tuần là gia đình anh tổ chức nhậu và hát karaoke đến 01 giờ sáng ngày hôm sau. Gây tiếng ồn ảnh hưởng giấc ngủ của mọi người xung quanh. Việc này cũng được cơ quan chức năng nhắc nhỡ, nhưng gia đình anh C chưa khắc phục. Vậy trong trường hợp này gia đình anh C sẽ bị phạt mức phạt của cá nhân hay tổ chức? 

Trả lời:

- Gia đình hát karaoke gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo cá nhân hay tổ chức?

Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này bao gồm:

a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp;

b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

d) Đơn vị sự nghiệp;

đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

e) Tổ hợp tác.

4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.

Căn cứ theo quy định hiện hành, gia đình không được xem là tổ chức để xử phạt vi phạm hành chính khi gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung. Chính vì vậy, trường hợp gia đình hát karaoke gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt của cá nhân.

- Gia đình hát karaoke gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền?

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 144/2021/NĐ-CP có quy định về hành vi vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau;

b) Không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung;

c) Bán hàng ăn uống, giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền.

3. Hình thức xử phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, hành vi gia đình anh C hát karaoke gây ảnh hưởng đến sự yên tĩnh chung sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt dành cho cá nhân. Mức phạt tối đa đối với hành vi này là 1.000.000 đồng.

Câu 3: Tòa nhà chung cư ở thị trấn X, cứ mỗi ngày chủ nhật thì Ban Quản lý chung cư bật chuông báo cháy nhưng không thông báo trước khiến nhiều người sống ở chung cư lo sợ. Vậy trong trường hợp bật chuông báo cháy giả có bị vi phạm pháp luật không? Báo cháy giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 13 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 được bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Luật Phòng cháy, chữa cháy sửa đổi 2013 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, theo đó:

1. Cố ý gây cháy, nổ làm tổn hại đến tính mạng, sức khoẻ con người; gây thiệt hại tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân; ảnh hưởng xấu đến môi trường, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

2. Cản trở các hoạt động phòng cháy và chữa cháy; chống người thi hành nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy.

3. Lợi dụng phòng cháy và chữa cháy để xâm hại tính mạng, sức khỏe con người; xâm phạm tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân.

4. Báo cháy giả.

4a. Không báo cháy khi có điều kiện báo cháy; trì hoãn việc báo cháy.

5. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép chất nguy hiểm về cháy, nổ.

5a. Mang hàng và chất dễ cháy, nổ trái phép vào nơi tập trung đông người.

6. Thi công công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại mà chưa có thiết kế được duyệt về phòng cháy và chữa cháy; nghiệm thu và đưa vào sử dụng công trình có nguy hiểm về cháy, nổ, nhà cao tầng, trung tâm thương mại khi chưa đủ điều kiện bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy.

7. Chiếm đoạt, hủy hoại, làm hư hỏng, tự ý thay đổi, di chuyển, che khuất phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy, biển báo, biển chỉ dẫn; cản trở lối thoát nạn.

8. Hành vi khác vi phạm quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.

Như vậy, hành vi báo cháy giả là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật và có thể bị xử phạt hành chính khi có hành vi báo cháy giả.

Báo cháy giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ Điều 42 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm quy định về thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn, như sau:

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không có phương tiện, thiết bị phát hiệu lệnh hoặc thông tin báo cháy theo quy định của pháp luật;

b) Không thay thế phương tiện, thiết bị thông tin báo cháy bị hỏng hoặc mất tác dụng.

2. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Không báo cháy, sự cố, tai nạn hoặc ngăn cản, gây cản trở việc thông tin báo cháy, sự cố, tai nạn;

b) Báo cháy giả; báo tin sự cố, tai nạn giả.

Theo Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính:

1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.

2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

3. Tổ chức quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này bao gồm:

a) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: Doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp;

b) Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;

c) Tổ chức xã hội, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp;

d) Đơn vị sự nghiệp;

đ) Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;

e) Tổ hợp tác.

4. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật vi phạm các quy định của Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân.

Theo đó, cá nhân có hành vi báo cháy giả thì có thể bị phạt tiền từ 4.000.000 đến 6.000.000 đồng. Đối với tổ chức thì mức phạt tiền sẽ là từ 8.000.000 đến 12.000.000 đồng.

Câu 4. Do nghi ngờ vợ ngoại tình với người khác, trong những lần hai vợ chồng cãi nhau, anh A thường nói to cho bà con hàng xóm xung quanh nghe thấy. Không chịu nổi cách hành xử của chồng, vợ anh đã bỏ về nhà bố mẹ đẻ sống ly thân, anh A còn viết thư nặc danh gửi đến cơ quan vợ đang công tác, photo, phát tán thư ở khu dân cư nơi vợ chồng anh cư trú nhằm hạ thấp danh dự, nhân phẩm của chị. Hành vi nêu trên của anh A có phải là hành vi bạo lực gia đình không? Hành vi đó sẽ bị pháp luật xử lý như thế nào?

Trả lời:

Hành vi nói xấu vợ với những người xung quanh, phát tờ rơi nói xấu bôi nhọ danh dự vợ của anh A là hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình được quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình.

Theo quy định tại Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 quy định về  xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi cố ý xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình sẽ bị xử phạt như sau:

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.

3. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;

b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và c, khoản 2 Điều này.”

Vậy, trong trường hợp nêu trên anh A sẽ bị xử phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, đồng thời buộc xin lỗi công khai vợ và buộc thu hồi những tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh... đã phát tán với mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm của vợ.

Câu 5Sau khi ly hôn, chị H được quyền nuôi 2 con nhỏ, còn anh T phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng hàng tháng cho các con theo quyết định của tòa án. Tuy nhiên, nhiều tháng qua anh T không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng mặc dù chị H đã nhiều lần yêu cầu. Vậy hành vi của anh T có phải là hành vi bạo lực gia đình hay không? Hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, ngày 31/12/2021 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình quy định về việc vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng như sau:

“1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;

b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này”.

Vậy, việc anh Anh T không chịu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho các con theo quyết định của tòa án là hành vi bạo lực gia đình. Hành vi này bị xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và buộc nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo phán quyết của tòa án.

Câu 6: Anh A đang cư trú tại xã B cho biết là anh đã kết hôn với chị C đã sinh được 1 bé gái 4 tuổi. Do bất đồng trong tình cảm vợ, chồng dẫn đến ly hôn đến nay được 2 năm. Theo quy định của pháp luật thì anh A trợ cấp hàng tháng đầy đủ tiền để chị C nuôi con. Tuy nhiên chị C chỉ cho phép anh A gặp con nhưng không cho phép ông bà nội găp con. Vậy anh A hỏi trong trường hợp sau khi ly hôn vợ anh có quyền cấm việc chăm nom chăm sóc của ông bà nội đối với cháu không? hành vi ngăn cản ông, bà thăm nom cháu sau khi ly hôn sẽ bị xử lý hành chính như thế nào?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn bao gồm:

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

- Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

- Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Ngoài ra, cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì cha có quyền đến thăm con sau khi vợ chồng ly hôn mà vợ không được quyền ngăn cấm điều đó.

Sau khi ly hôn vợ có được quyền cấm việc thăm nom chăm sóc của ông bà nội đối với cháu không?

Theo quy định Điều 3 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 quy định về các hành vi bạo lực gia đình, cụ thể bao gồm:

- Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

- Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

- Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

- Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

- Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

- Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

- Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;

- Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

- Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;

- Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;

- Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;

- Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;

- Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật.

Như vậy, hành vi ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Do đó, người được quyền nuôi con sau khi ly hôn không được quyền cấm việc gặp gỡ giữa những người thân trong gia đình.

Hành vi ngăn cản ông, bà thăm nom cháu sau khi ly hôn sẽ bị xử lý hành chính như thế nào?

Theo quy định tại Điều 56 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như sau:

Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.

Như vậy theo quy định của pháp luật thì hành vi ngăn cản quyền thăm non, chăm sóc giữa ông, bà và cháu sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.