Thời gian Tết Nguyên đán năm 2022: Khối lượng hàng hóa cung ứng trung bình khoảng 20.000 tấn đến trên 25.000 tấn các loại, tổng giá trị ước tính khoảng 1.600 tỷ đồng đến trên 2.000 tỷ đồng/quận, huyện.
- Sức mua của người dân 7 ngày trước Mùng 1 Tết tăng mạnh từ 50% đến 150% tùy theo mặt hàng so với các tuần trước đó. Tuy nhiên, sức mua giảm từ 10% đến 20% so với cùng kỳ. Sức mua trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán ổn định, chỉ tăng ở một vài mặt hàng do nhu cầu cúng giỗ, hội họp gia đình. Nhu cầu đi lại tăng nên lượng tiêu thụ xăng, dầu tăng từ 16% đến 28% so với các tuần trước đó.
- Lượt khách hàng mua sắm ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại tăng từ 40% đến 50% trong các ngày 27, 28, 29 Tết âm lịch so với các ngày trước đó. Ước giá trị doanh thu hàng hóa và dịch vụ của hệ thống kinh doanh thương mại hiện đại trung bình từ 3 tỷ đến 5tỷ/ngày cho 1 siêu thị hoặc trung tâm thương mại. Doanh thu dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí tăng so trước giãn cách từ 100% đến 200%, giảm so với cùng kỳ.
Dự báo tình hình thị trường hàng hóa sau Tết Nguyên đán năm 2022:
- Giá nhiên liệu thế giới tiếp tục biến động, ảnh hưởng đến giá cả và nguồn cung xăng dầu trong nước.
- Dự kiến 100% chợ trên địa bàn sẽ hoạt động trở lại sau Tết, góp phần ổn định kênh phân phối thực phẩm trên địa bàn, giúp thị trường cung ứng hàng hóa sôi động trở lại, củng cố hệ thống luân chuyển hàng hóa và các kênh phân phối trên địa bàn.
- Dự kiến các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận chuyển, logisitcs hàng hóa sẽ phát triển mở rộng sau Tết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Một số nhiệm vụ trọng tâm sau Tết Nguyên đán năm 2022:
- Tổng hợp báo cáo tình hình, khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường. Tổng kết Chương trình bình ổn thị trường năm 2021-2022 vào cuối tháng 3/2022.
- Tiếp tục chỉ đạo UBND quận, huyện để khôi phục, ổn định tình hình hoạt động kinh doanh của các chợ trên địa bàn; thu hút tiểu thương quay lại các chợ buôn bán. tiếp tục kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 cho các chợ, rà soát tiêm ngừa mũi tăng cường cho các tiểu thương và người lao động tại chợ; rà soát, có kế hoạch sửa chữa, xây mới các chợ trên địa bàn trong năm 2022.
- Phối hợp với Bộ Công Thương để tiếp tục kết nối đầu ra cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và xuất khẩu.
- Hoàn thành công tác chuẩn bị cho Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022, lồng ghép Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”./.
- Sức mua của người dân 7 ngày trước Mùng 1 Tết tăng mạnh từ 50% đến 150% tùy theo mặt hàng so với các tuần trước đó. Tuy nhiên, sức mua giảm từ 10% đến 20% so với cùng kỳ. Sức mua trong thời gian nghỉ Tết Nguyên đán ổn định, chỉ tăng ở một vài mặt hàng do nhu cầu cúng giỗ, hội họp gia đình. Nhu cầu đi lại tăng nên lượng tiêu thụ xăng, dầu tăng từ 16% đến 28% so với các tuần trước đó.
- Lượt khách hàng mua sắm ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi, trung tâm thương mại tăng từ 40% đến 50% trong các ngày 27, 28, 29 Tết âm lịch so với các ngày trước đó. Ước giá trị doanh thu hàng hóa và dịch vụ của hệ thống kinh doanh thương mại hiện đại trung bình từ 3 tỷ đến 5tỷ/ngày cho 1 siêu thị hoặc trung tâm thương mại. Doanh thu dịch vụ ăn uống, vui chơi giải trí tăng so trước giãn cách từ 100% đến 200%, giảm so với cùng kỳ.
Dự báo tình hình thị trường hàng hóa sau Tết Nguyên đán năm 2022:
- Giá nhiên liệu thế giới tiếp tục biến động, ảnh hưởng đến giá cả và nguồn cung xăng dầu trong nước.
- Dự kiến 100% chợ trên địa bàn sẽ hoạt động trở lại sau Tết, góp phần ổn định kênh phân phối thực phẩm trên địa bàn, giúp thị trường cung ứng hàng hóa sôi động trở lại, củng cố hệ thống luân chuyển hàng hóa và các kênh phân phối trên địa bàn.
- Dự kiến các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ vận chuyển, logisitcs hàng hóa sẽ phát triển mở rộng sau Tết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Một số nhiệm vụ trọng tâm sau Tết Nguyên đán năm 2022:
- Tổng hợp báo cáo tình hình, khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp tham gia bình ổn thị trường. Tổng kết Chương trình bình ổn thị trường năm 2021-2022 vào cuối tháng 3/2022.
- Tiếp tục chỉ đạo UBND quận, huyện để khôi phục, ổn định tình hình hoạt động kinh doanh của các chợ trên địa bàn; thu hút tiểu thương quay lại các chợ buôn bán. tiếp tục kế hoạch phòng, chống dịch COVID-19 cho các chợ, rà soát tiêm ngừa mũi tăng cường cho các tiểu thương và người lao động tại chợ; rà soát, có kế hoạch sửa chữa, xây mới các chợ trên địa bàn trong năm 2022.
- Phối hợp với Bộ Công Thương để tiếp tục kết nối đầu ra cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong nước và xuất khẩu.
- Hoàn thành công tác chuẩn bị cho Kế hoạch tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2022, lồng ghép Đề án “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”./.
Phòng Nghiệp vụ 1 - STP