Ban hành Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, thúc đẩy hoạt động thương mại năm 2023, Tết Nguyên đán năm 2024

Ngày 10/11/2023, UBND TP Cần Thơ ban hành Quyết định số 2701/QÐ-UBND về việc ban hành Chương trình bình ổn thị trường các mặt hàng thiết yếu, thực đẩy hoạt động thương mại năm 2023, Tết Nguyên đán năm 2024 trên địa bàn TP Cần Thơ (sau đây viết tắt là Chương trình).

Chương trình nhằm góp phần ổ giá, đảm bảo cung cầu hàng hóa, đáp ứng nhu cầu của Nhân dân về các mặt hàng thiết yếu thời gian cuối năm 2023 và Tết Nguyên đán 2024. Triển khai các giải pháp ổn định cung cầu thị trường và an sinh xã hội. ứng phó với các biến động về nguồn cung nhiên liệu (xăng dầu, khí đốt) và nguyên vật liệu phục vụ cho căn nuôi, trồng trọt, sản xuất và xuất khẩu. Đẩy manghj phân phối hàng hóa kết hợp ứng dụng thương mại điện tử để hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách thuận lợi, nhanh chóng, trực tiếp.

Các mặt hàng tham gia Chương trình phải đảm bảo ít nhất một trong các nguyên tắc sau: các mặt hàng thiết yếu, nhu cầu sử dụng lớn và thường xuyên cho thị trường trên địa bàn thành phố; có tính chất nhạy cảm về giá cả, cung cầu, khó chủ động về lượng và nguồn cung ứng một cách ổ định; các mặt hàng có nhu cầu sử dụng cao trong dịp lễ, Tết Nguyên đán hoặc cần thiết đáp ứng cho Nhân dân khi có thiên tai, dịch bệnh xảy ra.

Các nhóm hàng tham gia chương trình: nhóm I gồm hàng lương thực, thực phẩm: gạo, mì ăn liền, thực phẩm chế biến các loại, thịt các loại, trứng, thủy hải sản, rau củ quả. Nhóm phục vụ nhu cầu Tết Nguyên đán: nước giải khát, bia các loại, bánh, mứt, kẹo. Nhóm gia vị: đường, dầu ăn, nước chấm các loại, bột ngọt, bột nêm các loại. Sản phẩm tiêu dùng: nước rửa chén, chất tẩy rửa..); nhóm II là nhóm hàng khác do doanh nghiệp đề xuất. Nhóm hàng nhiên liệu, yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối phải đảm bảo cung ứng đầy đủ cho hệ thống đại lý, cửa hàng trực thuộc và thương nhân kinh doanh có hợp đồng mua bán nhiên liệu với doang nghiệp.

Thời gian thực hiện Chương trình được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 từ tháng 10/2023 đến 31/12/2023; giai đoạn 2 từ ngày 1/1/2024 đến 31/3/2024. Chương trình nhận được sự đăng ký tham gia của 12 doanh nghiệp tính đến tháng 9/2023) với tổng giá trị dự trữ hàng hóa là hơn 227,78 tỷ đồng (Trong đó, giai đoạn 1 gồm 3 tháng cuối năm 2023 hơn 94,5 tỉ đồng; Giai đoạn 2 gồm 3 tháng đầu năm 2023 hơn 133,2 tỷ đồng. Doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn tự có, Chương trình hỗ trợ kết nối với các ngân hàng trên địa bàn cho các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để dự trữ hàng hóa. Việc phân phối được tổ chức tại các điểm bán hàng cố định của doanh nghiệp, tại siêu thị, trung tâm thương mại, của hàng tiện lợi các chợ, các hộ kinh doanh; tổ chức sắp xếp, bố trí các điểm kinh doanh thời vụ Tết Nguyên đán năm 2024; mở rộng chuỗi liên kết từ sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi đến tiêu thụ để phát triển mạng lưới phân phối. Vận động doanh nghiêp lập kế hoạch thực hiện Chương trình đưa hàng Việt về nông thôn; các điểm bán bình ổn gần các khu dân cư, khu công nghiệp có nhu cầu vay vốn để dự trữ hàng hóa.

Phòng Nghiệp vụ 1-Sở Tư pháp