Ngày 28/10/2024, Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ ban hành Kế hoạch số 232/KH-UBND tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 trên địa bàn thành phố Cần Thơ.
Theo đó, Kế hoạch nhằm kêu gọi, động viên, khuyến khích sự tham gia của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người tiêu dùng vào các hoạt động liên quan; từng bước đưa Ngày Quyền của người tiêu dùng thành động lực và điểm nhấn quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, góp phần xây dựng môi trường kinh doanh, tiêu dùng lành mạnh trên địa bàn thành phố.
Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam được tổ chức và thực hiện trong suốt cả năm 2025, trong đó tập trung vào các khoảng thời gian cao điểm về kinh doanh và tiêu dùng như Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán hoặc các ngày cao điểm mua sắm trên thị trường.
Chủ đề cho các hoạt động Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 là "Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm"
Các hoạt động hướng tới Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam năm 2025 được triển khai từ ngày 15/11/2024 đến ngày 28/02/2025. Các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội và các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố chủ động tổ chức các hoạt động hoặc lồng ghép vào hoạt động chuyên môn, hoạt động kinh doanh các nội dung nhằm tăng cường quyền lợi cho người tiêu dùng. Tùy điều kiện thực tế, các hoạt động có thể được tổ chức trực tuyến hoặc tập trung.
Một số hình thức tuyên truyền gợi ý: Treo băng rôn trước trụ sở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; thực hiện đưa thông điệp chào mừng qua hệ thống các bảng thông tin điện tại các điểm công cộng; đăng thông tin trên cổng thông tin điện từ của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền thông, cộng đồng doanh nghiệp đăng tải các tin, bài viết và thực hiện các hoạt động tuyên truyền khác trên các phương tiện thông tin, đại chúng, các trang mạng xã hội.
Bộ Công thương đề nghị một số Khẩu hiệu tuyên truyền năm 2025như sau:
+ Thông tin minh bạch - Tiêu dùng trách nhiệm;
+ Thông tin chinh xác, đầy đủ cho người tiêu dùng;
+ An toàn cho người tiêu dùng trong các giao dịch trực tuyến;
+ Bảo vệ quyền và lợi ích của người tiêu dùng trong thương mại điện tử;
+ Người tiêu dùng có quyền được cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin giao dịch:
+ Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng;
+ Hãy trở thành người tiêu dùng thông thái để tự bảo vệ quyền lợi của chính mình;
+ Xây dựng môi trường kinh doanh trực tuyến minh bạch, công bằng và an toàn cho người tiêu dùng;
+ Đẩy mạnh tiêu dùng hàng Việt, thúc đẩy sản xuất phát triển;
+ Bảo vệ và xây dựng thương hiệu là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
+ Thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững;
+ Tiêu dùng xanh, cùng sống lành;
+ Không sản xuất và tiêu dùng sản phẩm có hại cho sức khỏe và môi trường;
+ Tiêu dùng sản phẩm và dịch vụ xanh để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng;
+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệm chung của toàn xã hội;
+ Chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng;
+ Kinh doanh lành mạnh, tiêu dùng bền vững;
+ Kinh doanh lành mạnh, naang cao niềm tin của người tiêu dùng;
+ Người tiêu dùng có quyền được an toàn, khiếu nại và bồi thường.
Sở Công Thương là cơ quan đầu mối, phối hợp với sở, ban ngành và đơn vị liên quan triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này; theo dõi, tổng hợp và báo cáo kết quả thực hiện gửi về Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân thành phố theo đúng thời gian quy định.
Phòng nghiệp vụ 1-STP