Thực hiện Kế hoạch số 34/KH-UBND ngày 20 tháng 02 năm 2023 của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ về kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2023; hướng dẫn của Hội đồng Phổ biến GDPPL thành phố về định hướng công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2023.
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 2552/UBND-NC ngày 12/7/2023, theo đó yêu cầu các đơn vị thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực găn với từng đối tượng, từng nhiệm vụ tại cơ quan.
Theo Kế hoạch tuyên truyền, phổ biến pháp luật năm 2023 của Sở về triển khai các văn bản pháp luật mới được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành năm 2023. Theo đó, từ ngày 01/7/2023 sẽ có 05 Luật có hiệu lực được Quốc hội khóa XV thông qua bao gồm các Luật: Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, Luật Thanh tra 2022, Luật Thực hiện dân chủ cơ sở 2022, Luật Dầu khí 2022, Luật Tần số vô tuyến sửa đổi 2022.
Ngày 15/9/2023, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức Hội nghị phổ biến giáo dục pháp luật cấp Sở năm 2023, chuyên đề “triển khai văn bản QPPL về thanh tra và phòng, chống tham nhũng”.
Hội nghị có 65 người tham dự, bao gồm: Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Sở, công chức, người lao động Khối Văn phòng Sở, Thanh tra viên, Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Chi cục thuộc Sở… nhằm giúp cán bộ, công chức, người lao động nhận định rõ vai trò, trách nhiệm trong tìm hiểu pháp luật, cập nhật và áp dụng văn bản pháp luật mới có hiệu lực vào thực thi công vụ, qua đó, góp phần chung vào sự chuyển biến trong nhận thức, ý thức của cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong đấu tranh PCTN, tiêu cực.
Hội nghị đã triển khai các văn bản mới như: Luật Thanh tra năm 2023, Nghị định 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra, Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018.
Bên cạnh đó, Hội nghị cũng triển khai thực hiện các Nghị định, thông tư liên quan đến công tác phòng, ngừa tham nhũng như: Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2019 của Chính phủ., Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Hướng dẫn triển khai thực hiện về kê khai và công khai minh bạch tài sản theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP, Hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định 55/2022/NĐ-CP quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về công tác tiếp công dân, xử lý đơn, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; Quy chế tiếp công dân của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ và Nội quy, Quy chế tiếp công dân của Sở. Hướng dẫn triển khai thực hiện Quy định về thực hiện chuyển đổi vị trí công tác theo Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 134/2021/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ.
Đến dự và chỉ đạo Hội nghị, ông Nguyễn Tấn Nhơn – Thành viên Hội đồng Phổ biến, giáo dục pháp luật thành phố, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo và yêu cầu:
- Báo cáo viên pháp luật báo cáo tại Hội nghị cần tập trung phổ biến những nội dung cơ bản và điểm mới của Luật và các văn bản dưới luật có liên quan mới ban hành, có hiệu lực từ ngày 01/7/2023. Công tác triển khai các văn bản đang còn hiệu lực cần gắn với thực tiễn công tác thi hành pháp luật tại cơ quan, đơn vị trong thời gian qua.
- Công chức, viên chức và NLĐ tham dự Hội nghị: tham dự đầy đủ toàn thời gian, tập trung lắng nghe, tiếp thu, quán triệt các nội dung văn bản đã triển khai tại Hội nghị; tiếp tục cập nhật những nội dung, văn bản mới do Trung ương và địa phương ban hành; trong quá trình thi hành công vụ phải áp dụng các văn bản có hiệu lực pháp luật thi hành.
- Đối với đơn vị, bộ phận có liên quan tham dự Hội nghị: tiếp tục nghiên cứu, tham mưu Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thi hành pháp luật theo đúng quy định hiện hành.
- Công tác tuyên truyền cần đổi mới phương pháp, lấy người học làm trung tâm; phát huy, khuyến khích người học trao đổi thảo luận; sau Hội nghị tiếp tục mở các kênh thông tin, tuyên truyền để trao đổi thông tin, hỏi đáp pháp luật có liên quan.
- Sau Hội nghị tuyên truyền cần tổng kết, đánh giá và đề xuất tổ chức các cuộc Hội nghị trong thời gian tới theo Chương trình, Kế hoạch và hướng dẫn của Hội đồng Phổ biến giáp dục pháp luật của thành phố Cần Thơ; tiếp tục nghiên cứu các hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đổi mới mạnh mẽ nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật theo hướng kết hợp tuyên truyền chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng với giáo dục đạo đức liêm chính, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, công chức, viên chức; tập trung vào các điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng. Chú trọng các hiện tượng, vấn đề liên quan đến tham nhũng và phòng, chống tham nhũng mà dư luận xã hội quan tâm hoặc cần định hướng dư luận. Hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng và đạo đức liêm chính cần thực hiện hằng năm và có những hoạt động thiết thực, cao điểm trong dịp kỷ niệm Ngày Quốc tế Phòng, chống tham nhũng 09 tháng 12 hằng năm./.